Sơ đồ mạch điện là bản vẽ nhằm hướng dẫn và cung cấp các thông tin về chức năng hoạt động, cấu trúc lắp ráp, và bảng đấu dây của một mạch điện tử. Nếu không có sơ đồ hướng dẫn, tức bản vẽ kỹ thuật, thì dù đối diện trước mắt người dùng hay người kỹ thuật viên, thì sản phẩm điện tử đó khó có thể được sử dụng và hiểu đúng để thao tác chính xác được. Để có thể đọc được một bản sơ đồ mạch, chúng đòi hỏi người dùng và kỹ thuật viên phải nắm rõ các kí hiệu, tính năng của các thiết bị được mô tả trong bản vẽ. Đối với một người không chuyên, vốn không quen tiếp xúc với ký hiệu chuyên ngành, thì những với những bước dưới đây sẽ giúp bạn có khả năng đọc hiểu bất kỳ loại bản vẽ, sơ đồ mạch điện nào.

Bước 1: Đọc mô hình trong sơ đồ mạch điện mà bạn muốn tìm hiểu.

Hướng dẫn cách đọc sơ đồ mạch điện

Với những trường hợp ngoại lệ hiếm hoi, sơ đồ phải được đọc từ trái qua phải và từ trên xuống dưới. Các kí hiệu biểu trưng cho các bộ phận linh kiện có mặt trong mô hình sẽ được diễn tả theo hướng này. Người dùng  có thể đọc và dò sơ đồ theo hướng này để nắm được các ký hiệu và hiểu được ý nghĩa khi chúng được kết nối với nhau, hoặc làm sao để sửa hay thay thế chúng

Bước 2: Hiểu được ngôn ngữ của sơ đồ mạch điện.

Hướng dẫn cách đọc sơ đồ mạch điện

– Đầu tiên, bạn phải hiểu được ý nghĩa các ký hiệu – ngôn ngữ không lời của của các bản vẽ kỹ thuật trên thế giới. Làm sao để hiểu được ngôn ngữ của sơ đồ mạch kỹ thuật? Bạn cần trang bị cho mình những kiến thức cơ bản để nhận dạng được các ký hiệu, hệ mạch…này. Bạn có thể tìm thấy bảng tra cứu các biểu tượng sử dụng trong bản vẽ kỹ thuật có sẵn trên internet.

– Tiếp theo, bạn phải hiểu được ký hiệu hệ thống các đường dây dẫn được biểu diễn trong sơ đồ mạch điện. Đường dây dẫn sẽ được biểu diễn bằng một hình tam giác có mũi tên chỉ xuống hoặc một tập hợp các đường gạch xếp song song với nhau và ngắn dần, tạo thành hình  một mũi tên tương tự. Hệ thống các đường dây dẫn là một hệ thống nhất mà sơ đồ mạch thể hiện để diễn tả kết cấu, phân khu, vai trò và các chức năng khác nhau của từng hệ mạch trong cả hệ thống.

– Bạn cần hiểu rằng, một dòng điện đại diện cho một đường dây trong hình vẽ. Đường dây dẫn này được sử dụng để kết nối các thiết bị điện với nhau. Tất cả các điểm kết nối đều chạy dọc theo đường dây và đều giống nhau. Dây dẫn có thể cắt nhau trên sơ đồ, nhưng điều đó không có nghĩa là chúng kết nối với nhau! Nếu chúng không kết nối với nhau, một đường dây sẽ được vẽ vòng qua đường dây kia và được mô tả bằng một hình bán nguyệt. Còn nếu chúng thật sự kết nối với nhau, thì một chấm tròn sẽ được kí hiệu tại điểm kết nối khi hai đường dây cắt nhau.

– Điện trở sẽ được mô tả với đường zig zac. Điện trở có chức năng làm giảm cường độ dòng điện chạy trong mạch xuống một mức được chấp nhận. Chúng còn có tác dụng giúp tăng cường độ và đinh dạng tín hiệu trong hệ mạch.

– Hiểu biết đinh luật Ohm: Mức sụt giảm điện áp thì tỉ lệ thuận với cường độ dòng điện nhân với điện trở (V= IR). Điều này cho phép chúng ta có thể làm giảm mức điện áp của mạch bằng việc hạ mức điện trở xuống. Nếu một điện áp được áp dụng kết nối cho 2 điện trở liên tiếp cùng giá trị với nhau, thì điện áp trong mạch này (mạch hai điện trở) sẽ giảm xuống một nửa so với mức điện áp ban đầu.

– Bạn nên nhớ rằng, đối với tụ điện nếu được mô tả trong sơ đồ mạch điện là hai đường gạch song song. Thì tụ điện được sử dụng như là điều kiện để dòng điện xoay chiều hạ áp được nhanh hơn, trái ngược với dòng điện một chiều, điện áp chỉ được điều hòa bởi các điện trở. Thông thường, một tụ điện truyền thống được sử dụng như một phương pháp nhằm làm giảm nhiễu sóng, khi tín hiệu lệnh thay đổi đột ngột và liên tục trong mạch.

– Hiểu được ý nghĩa các ký hiệu riêng, khi chúng không theo biểu chuẩn: Các ký hiệu không theo biểu chuẩn này sẽ được mô tả bằng các dạng hình học, thường là một hình chữ nhật, với một số ghi chú về thông tin (đối với một vài ký hiệu đặc biệt sẽ được chú thích đầy đủ trong bảng vẽ giúp chúng ta có thể đọc dễ dàng hơn!), chỉ số thiết bị bên trong hoặc ngoài. Đặc biệt là dòng điện được khuyến cáo sử dụng. Bất kỳ dây dẫn nào khi được kết nối với một thiết bị, thì sẽ đều có một số khuyến cáo nhất định tại điểm kết nối. Con số này thường là mức điện áp tối thiểu và tối đa mà một thiết bị tải có thể chịu được khi hoạt động.

Bước 3: Tìm các bộ phận có mối quan hệ với nhau được biểu diễn trong sơ đồ để dò thông tin.

Hướng dẫn cách đọc sơ đồ mạch điện


Hãy tham khảo các thông số điện áp định mức của các thiết bị trong mạch để tìm ra đúng giá trị điệp áp của tụ điện và điện trở. Các nhà sản xuất, cung cấp thiết bị đều có ghi các thông số này trên từng sản phẩm, vì thế những thông số này cũng được người thiết kế ghi chú trên sơ đồ. Nó giống như một yêu cầu bắt buộc và tất yếu trong thiết kế vậy!

Bước 4: Xác định nhiệm vụ của các thiết bị hoạt động trong từng mạch.

Hướng dẫn cách đọc sơ đồ mạch điện

Để biết được chức năng, nhiệm vụ của các thiết bị trong mạch, bạn hãy đọc và xem xét thông tin, dữ liệu của từng bộ phận, thiết bị riêng lẻ mà nhà sản xuất cung cấp từ đó có thể đọc bảng vẽ và hiểu được từng cụm bảng vẽ thực hiện chức năng chính của chúng là gì

Bước 5: Xác định chức năng, vai trò hoạt động của một hệ mạch.

Hướng dẫn cách đọc sơ đồ mạch điện

 

Dựa trên sơ đồ mạch điện, dựa trên chức năng hoạt động của từng thiết bị, bạn sẽ xác định được chức năng hoạt động, vai trò cũng như hiệu suất của hệ mạch điện trong cả hệ thống.

Lưu ý:

– Với một số tụ điện được phân cực, nó sẽ được ghi chú thêm một dấu cộng ở bên cạnh. Điều này có nghĩa rằng, các tụ  điện thông thường sẽ được lắp đặt theo một chiều cố định, để không gây ảnh hưởng đến hiệu suất của mạch.

– Tín hiệu lệnh có thể tồn tại cùng lúc trong nhiều bộ phận của hệ mạch. Đừng cho rằng tín hiệu chỉ lan truyền theo một đường chuyền duy nhất từ nơi phát lệnh tới nơi tiếp nhận. Sẽ không là vấn đề nếu cùng lúc có nhiều đường dẫn cùng kết nối với nhau, và tín hiệu sẽ tồn tại đồng thời ở tất cả những đường dẫn đó.

Xem thêm:

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *