Nối đất (earthing ) và cụm tiếp đất (bonding) là hai khái niệm thường bị nhầm lẫn với nhau. Cả hai có điểm chung đều là hai nhân tố đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo hệ thống mạch truyền tải điện được an toàn và phòng tránh nguy cơ tai nạn điện giật cho người dùng. Cả hai cùng sử dụng loại dây cáp vàng xanh để kết nối, nhưng về bản chất, cách sử dụng của chúng lại không hề giống nhau.

Cụm tiếp đất (bonding):

Ở cụm tiếp đất, dây dẫn sẽ được kết nối với nhau qua một mối ghép nối bằng kim loại. Trong trường hợp có lỗi kỹ thuật rò rĩ điện, mối ghép cũng sẽ giúp bảo vệ, hạn chế nguy cơ bị điện giật, nếu có ai đó vô tình chạm vào nó. Ví dụ cũng giống như khi bạn chạm vào bộ phận tản nhiệt, nắp chụp và bộ phẩn bị hỏng của đèn chiếu sáng vậy.

Để kết nối, chúng ta thường sử dụng loại dây dẫn màu vàng xanh lá đặc trưng, người thiết kế sẽ để chúng được kết nối với nhau thông qua mối ghép dạng kẹp đặc biệt có kèm theo một dòng thông báo bằng chữ nào đó, ví dụ như: “Kết nối bảo vệ an toàn điện– Không được chạm vào” như chúng ta thường thấy.

Phân biệt kỹ thuật nối đất và cụm tiếp đất

Thông thường, có hai loại cụm tiếp đất: Cụm tiếp đất chính và cụm tiếp đất phụ.

Cụm tiếp đất chính được áp dụng cho toàn bộ hệ thống, dùng để kết nối tất cả đường ống luồng dây nào sử dụng bằng kim loại hoặc các cấu trúc máy móc bằng thép với mối nối tiếp đất chính trong nhà máy. Thiết bị đầu cuối nối đất được kết nối thẳng với bộ phận nối đất bằng một mối gép bằng thép không ghỉ. Dây cáp chính của thiết bị đầu cuối nối đất được kết nối đến đường ống bằng các bộ kẹp chuyên dụng. Đối với đường ống gas, việc nối đất thường được lắp ở phía đường ống tiêu thụ, phía trước tất cả các nhánh rẽ, thường cách khoảng 600 mm của đồng hồ đo.

Trong sơ đồ dưới dây, cụm tiếp đất chính nhằm đảm bảo rằng các đường dẫn, các đầu ra của các thiết bị nhà bếp có cùng mức điện thế như nhau khi chúng được kết nối để tiếp đất cùng nhau. Cụm tiếp đất chính sẽ là bộ phận mà người thợ sửa chữa điện sẽ kiểm tra trước tiên khi xảy ra sự cố điện, vì điều này rất cần thiết để đảm bảo an toàn về điện trong quá trình làm việc.

Cụm tiếp đất phụ cũng có chức năng tương tự, nhưng chủ yếu là để hỗ trợ đường dẫn cho cụm tiếp đất chính, trong một số trường hợp tại một số vị trí đặc biệt, cụm tiếp đất phụ là rất cần thiết. Các cụm tiếp đất phụ này có thể được lắp đặt ở tại một số vị trí đặc biệt trong nhà, ví dụ như dưới tủ, bên dưới vòi sen hay thậm chí là trong nhà tắm… nhưng nguyên tắc chung là các cụm tiếp đất phụ phải được đặt ở các vị trí có thể dễ dàng tiếp cận khi cần, đa phần là các thiết bị truyền dẫn bên ngoài mà con người có thể tiếp cận được như: lò sưởi bằng điện, vòi nước,…. và các phần có khả năng truyển dẫn điện lộ thiên như: Công tắc bằng kim loại, miếng chụp để tản nhiệt cho đèn…. thì được kết nối với nhau.

Cụm tiếp đất phụ có thể không cần thiết nếu cụm tiếp đất chính đã đủ để kiểm soát, và tất cả các đường dây tải điện đều hòa vào một cụm bảo vệ RCD

Kỹ thuật nối đất (Earthing):

Kỹ thuật nối đất là biện pháp nhằm tránh rủi ro tai nạn bị điện giật cho người dùng, bằng cách để dòng điện rò chạy thẳng vào lòng đất, thông qua một đường dây dẫn (còn được gọi là các đường dây tiếp đất bảo vệ).

Cụ thể, nếu một thiết bị điện không sử dụng kỹ thuật nối đất, thì khi thiết bị bất ngờ xuất hiện dòng điện do các thành phần bên trong bị rò rỉ ra vỏ bảo vệ bên ngoài, vỏ thiết bị cũng có điện, trong trường hợp này nếu có ai đó vô tình chạm vào dây dẫn thì khả năng lớn là dòng điện ấy sẽ truyền thẳng xuống mặt đất thông qua cơ thể người đó – như một nhân tố có khả năng dẫn điện –  gây ra tai nạn điện giật.

Các dây dẫn bảo vệ trong kỹ thuật nối đất luôn được làm bằng chất liệu có chất lượng tốt, khả năng dẫn điện cao (tổng trở <10 Ohm), nhằm để dòng điện truyền thẳng vào lòng đất được nhanh chóng và dễ dàng hơn. Nếu bất ngờ xuất hiện dòng điện cao áp bất thường chạy trong vật dẫn có bảo vệ bằng cách nối đất, thiết bị đó sẽ được ngắt mạch ngay lập tức thông qua một thiết bị bảo vệ như MCB.

Vì thế, tất cả các thiết bị điện đều cần phải có một đường dây dẫn bảo vệ với kỹ thuật nối đất như thế này, nhằm mục đích bảo vệ tất cả các thiết bị trong quá trình sử dụng, như là ổ cắm, hệ thống đèn,….vv.

Nếu bạn phát hiện một hệ mạch nào đó mà không có cụm tiếp đất, không sử dụng kỹ thuật nối đất thì đây rõ ràng là một nguy cơ nguy hiểm gây tai nạn điện giật. Đặc biệt là đối với các mạch chiếu sáng kiểu cũ, thường không có sử dụng kỹ thuật cũng như công cụ nối đất. Các duy nhất để cải thiện điều này đó là bạn cần liên hệ với thợ điện để nhanh chóng lắp đặt một đường dây bảo vệ với kỹ thuật nối đất, để bảo vệ sự an toàn cho bản thân và bảo vệ gia đình, cũng như nối đất cho tất cả các thiết bị điện khác trong gia đình.

Hoặc các biện pháp khác như: Thay thế các đường dây dẫn có lớp cách điện quá cũ bằng các đường dây dẫn khác mới hơn, an toàn hơn; Hoặc dùng băng keo cách điện chuyên dụng, gia cố một cách cẩn thận, kỹ lưỡng tại các điểm mà bạn nghi ngờ sẽ có hiện tượng rò rỉ điện qua vỏ bọc.

Xem thêm:

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *